PG Phú Mỹ: Chùa Vạn Thiện tổ chức Lễ Húy Kỵ lần thứ 4 đại lão HT. Thích Thiện Tánh

Vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày Mùng 8 tháng Chạp năm Canh Tý (20/01/2021), tại chùa Vạn Thiện (Kp. Tân Hạnh, P. Phú Mỹ, Tx. Phú Mỹ), TT. Thích Thiện Thuận, Phó Trưởng BTS kiêm Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh BR-VT và môn đồ tứ chúng trang nghiêm tổ chức lễ Huý Kỵ lần thứ tư đại lão Hoà thượng Thích Thiện Tánh, viện chủ Viện Chuyên Tu.
Hình ảnh có thể có: 3 người, trong nhàHình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và trong nhà
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có HT. Thích Quảng Hiển, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh BR-VT; HT. Thích Như Thị, Phó Trưởng Ban thường trực BTS tỉnh; HT. Thích Nhựt Huệ, HT. Thích giác Tùng, đồng chứng minh BTS tỉnh; HT. Thích Chơn Tịnh, HT. Thích Tịnh Hải, chư tôn đức thường trực Ban Trị sự tỉnh và chư Tăng Ni trụ trì các tự viện trên địa bàn tỉnh về tham dự.
Hình ảnh có thể có: 10 người, bao gồm Van An To và Thích Bảo, mọi người đang đứng và mọi người trên sân khấu
Sau lời tác bạch thỉnh tăng của đại diện môn đồ tứ chúng, chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa Đại đức Tăng Ni đồng quang lâm chánh điện đảnh lễ Tam bảo phúng kinh cầu nguyện, sau đó quang lâm tổ đường dâng hương tưởng niệm, đảnh lễ và cầu nguyện giác linh đại lão Hòa Thượng cao đăng Phật quốc.
Tiếp đó, Ban Tổ chức cung thỉnh chư tôn đức Tăng Ni nhị bộ quang lâm trai đường chứng mịnh buổi lễ cúng dường trai tăng.
Trước trai đường trang nghiêm, TT. Thích Thiện Thuận, đại diện môn đồ tứ chúng dâng lời cảm niệm ân sư, tác bạch cúng dường. HT. Thích Quảng Hiển thay mặt Ban Chứng minh đáp từ tại buổi lễ.
Hoà thượng Thích Thiện Tánh, thế danh Nguyễn Trường Chính, húy thượng Nhựt hạ Lai, hiệu Huệ Viên tự Thiện Tánh, sinh năm 1925 tại xã An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Sau khi được xuất gia, Hoà thượng hằng ngày tinh tấn công phu tu tập và được Tổ chữa cho lành bệnh sau 3 tháng. Tuy sức khoẻ yếu nhưng, Hoà thượng rất chăm chỉ học chữ nho và siêng năng chấp tác nên được huynh đệ thương mến. Có khi từ chùa Long Khánh, Hoà thượng đi bộ 18 cây số đến hỏi chữ nghĩa và đạo lý với Sư thúc của mình là HT. Thích Huệ Châu trụ trì chùa Tây An và Định Long ở Núi Sam. Chính nhờ tư cách nghiêm cẩn và đạo hạnh tinh chuyên như thế nên Hoà thượng được Tổ cho tấn tam đàn thọ cụ tại Giới đàn chùa Tây An năm 1945.
Năm 1946, Hoà thượng Tổ viên tịch nên Hoà thượng nương với đại Sư huynh trụ trì của mình là HT. Thích Thiện Huyền. Những tưởng, được tu học bình yên trong Đại chúng của ngôi chùa quê xứ Châu Đốc, nào ngờ tứ phương giặc giã, loạn lạc khắp nơi. Chùa Long Khánh bị tấn công nên Tăng chúng tứ tán khắp nơi nhưng đa phần theo Hoà thượng trụ trì về chùa Long An ở ngã ba Cần Thơ thuộc Vĩnh Long lánh nạn, còn Hoà thượng theo Sư huynh Thích Thiện Ngọc về Sóc Trăng để giúp đỡ gia đình sư huynh bị bom đạn phá huỷ, rồi cũng từ đây Hoà thượng tham gia cách mạng, làm Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh Sóc Trăng.
Năm 1954, sau khi hoà bình hiệp định Geneve được ký kết, Hoà thượng không ra Bắc tập kết mà về chùa Bửu Lâm của Tổ Cái Bèo ở Tiền Giang nương với HT. Thích Thiện Tài và sau đó được Hòa thượng đưa lên tòng học tại Trường Lục Hòa Tăng ở Tổ đình Giác Viên, Chợ Lớn.
Từ trong chiến tranh, Hòa thượng đã ngán ngẫm cảnh bắn giết hận thù nên khi tòng học ở Trường Lục Hòa Tăng lại chứng kiến cảnh bị tác động bởi chính trị, đảng phái nên Hòa thượng lại cảm thấy không hợp mà bắt đầu cho cuộc vân du hành đạo ở những nơi hoang vu hẻo lánh tại các chùa An Sơn – Núi Tượng ở Tri Tôn, chùa Ngọc Tuyền núi Kỳ Vân ở Long Hải, chùa Từ Quang ở Lộc Ninh, chùa Quan Âm ở Cà Mau… Bao nhiêu năm tháng vân du như thế, Hòa thượng lại xuôi theo dòng đời sau 18 năm xuất gia tìm đạo với bao phiền muộn của người sanh ra không gặp thời may.
Năm 1964, Hòa thượng về Chơn Đức thiền viện ở Bà Chiểu cầu pháp với HT. Thích Từ Quang – Pháp chủ Giáo hội Thiền Tông Việt Nam và được ban pháp hiệu Huệ Viên, Hòa thượng ẩn tu tại nơi đây sau bao năm lữ thứ làm mây phiêu bạt khắp phương trời. Cũng năm này, Hòa thượng được Ân sư cho tấn tam đàn thọ cụ, trú trong ngôi thiền viện khép kín, Hòa thượng được Ân sư truyền dạy cho pháp môn thiền tịnh mật phối hợp, hành trì theo thâm nghĩa kinh Kim Cang. Thời gian này, gần như Hòa thượng bặt hết các ngoại duyên mà chuyên tâm tu hành không màng đến bất cứ những thứ phù hư của huyễn mộng. Từ chối cả trụ trì Chơn Đức thiền viện 2 ở Hóc Môn khi được Ân sư tin tưởng giao phó năm 1972, ngày ngày chỉ biết tìm niềm vui với kệ kinh và chuyên tâm niệm Phật, tọa thiền theo thời khóa trú dạ lục thời không thay đổi suốt mười mấy năm trời.
Đến năm 1986, HT. Thích Minh Thành khai sơn chùa Minh Đạo đường Kỳ Đồng ở quận 3, Tp HCM vốn là huynh đệ đồng sư cùng xuất gia chung ở Tổ đình Long Khánh tại Châu Đốc bận nhiều Phật sự nên thỉnh Hòa thượng về trụ trì. Trước đây, HT. Thích Minh Thành bận lo Phật sự tại Tổ đình Ấn Quang nên thỉnh HT. Thích Bửu Chánh trụ trì chùa Minh Đạo, sau khi HT. Thích Bửu Chánh viên tịch thì thỉnh Hòa thượng quản lý và điều hành Phật sự ở chùa này một thời gian.
Dấu mốc quan trọng, đầu năm 1991, HT. Thích Huệ Hưng – Tổng Quản sự Tổ đình Ấn Quang thừa hành di nguyện cố HT. Thích Thiện Hòa ra Đại Tòng Lâm lập Viện Chuyên Tu. Chỉ vừa mới cất một căn nhà nhỏ, đổ đất chuẩn bị xây dựng thì HT. Thích Huệ Hưng viên tịch nên các vị Tôn túc tại tổ đình Ấn Quang đã thỉnh Hòa thượng ra tiếp quản Viện Chuyên Tu để trông coi Phật sự tại nơi này, đánh dấu nhân duyên của Hòa thượng với Phật giáo khu vực núi rừng miền Thị Vải. Cùng năm này, Ban Giám hiệu trường Phật học Đại Tòng Lâm mời Hòa thượng làm Quản chúng, Hòa thượng đã nhiệt tình tham gia và hết sức nghiêm khắc, cẩn kỹ với Tăng sinh Khóa I, Khóa II của bản trường, giúp các huynh đệ học Tăng lập giữ vững chí nguyện tu học.
Năm 1994, Hòa thượng quyết chí hạ thủ công phu nên từ chối tham gia các hoạt động Phật sự bên ngoài, mà quay về chuyên tu tịnh nghiệp, dốc tâm giáo dạy chúng đệ tử của Viện Chuyên Tu và dường như tuyệt hẳn cả ngoại duyên để dành hết thời gian cho hành trì tụng niệm, bái sám.
Năm 1999, Hòa thượng đã hoan hỷ lui về đây ẩn tu sau khi nhường lại 4 mẫu đất cho Giáo hội xây dựng Đại tự. Như vậy, đã 15 năm dài, hòa thượng không ra khỏi tu viện và dường như đoạn hết các duyên mà chuyên tâm công phu bái sám. Công hạnh thầm lặng của Hòa thượng làm cho Tăng Ni luôn kính phục và Phật tử tin tưởng. Dù tuổi hạc đã cao, nhưng Hòa thượng vẫn miên mật trì kinh, tụng niệm, bái sám không biết mòn mỏi, hiếm khi gặp gỡ nhưng ai ai cũng nhớ đến Hòa thượng, người không làm công tác giáo dục nhưng đã dạy cho thế hệ hậu học hạnh buông xả – khiêm cung, người không tham gia Phật sự của Giáo hội nhưng đóng góp cho Giáo hội những đệ tử có tâm có tài, người không nói nhiều nhưng đã gửi lại cho Tăng Ni một tấm gương lặng thầm và biết đủ, người không giao du rộng nhưng đã khai thị cho chúng Phật tử hạnh bố thí bao dung…thật đáng làm “hậu lai qui cảnh”.
Hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Nam Nguyễn, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Van An To và Quảng Như, mọi người đang ngồi và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 5 người, bao gồm Tinh Nguoi Bao LA và Quảng Như, mọi người đang ngồi và ngoài trờiHình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: mọi người đang đứng, cây, thực vật, ngoài trời và thiên nhiênHình ảnh có thể có: 9 người, bao gồm Quoc Dung Nguyen, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 11 người, bao gồm Ha Le, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Tinh Nguoi Bao LA, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứngHình ảnh có thể có: 9 người, bao gồm Van An To, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 9 người, bao gồm Tue Lien, Sư Cọ và Van An To, mọi người đang đứng, mọi người trên sân khấu và ngoài trờiHình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhàHình ảnh có thể có: 8 người, bao gồm Ngọc Dung, mọi người đang đứng, đám cưới và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 10 người, đám cướiHình ảnh có thể có: 8 người, ngoài trờiHình ảnh có thể có: 10 người, bao gồm Quảng Như và Van An To, mọi người đang đứng và mọi người trên sân khấuHình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Van An To, mọi người đang đứng và trong nhàHình ảnh có thể có: 4 người, bao gồm Thành Tạng, mọi người đang đứng, mọi người đang đi bộ, đám cưới và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 6 người, bao gồm An Lạc, Tuyết Lâm và Minh Khải, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 18 người, bao gồm Tinh Nguoi Bao LA, Trung Cấp Khóa VI và Quảng Như, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang ngồi và trong nhàHình ảnh có thể có: 10 người, bao gồm Thân Tâm Giác Ngộ và Thích Nữ Như Tâm, mọi người đang ngồi và trong nhàHình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Van An To, trong nhà và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 11 người, bao gồm Thân Tâm Giác Ngộ, Hanh Vo và Hue Minh Phuoc An, mọi người trên sân khấu, ảnh cận cảnh và trong nhàHình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, trên sân khấu và trong nhàHình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang đứngHình ảnh có thể có: 10 người, mọi người đang đứngHình ảnh có thể có: 8 ngườiHình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang ngồi và trong nhàHình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi và trong nhàHình ảnh có thể có: 12 người, bao gồm Van An To và Hongmai Nguyenthi, mọi người đang ngồi và trong nhàHình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Quảng Như, mọi người đang ngồiHình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, trong nhà và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 5 người, bao gồm Tuyết Lâm, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 4 người, bao gồm Diệu Ân, mọi người đang đứng và ngoài trờiHình ảnh có thể có: 8 người, bao gồm Diệu Ân, ngoài trời, văn bản cho biết '3 AQUAFINA X'