Câu hỏi khảo hạch giới tử và đáp án Đại giới đàn Huệ Đăng năm 2020

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
BAN TRỊ SỰ
———-o0o———-
ĐẠI GIỚI ĐÀN HUỆ ĐĂNG – NĂM 2020
A. CÂU HỎI KHẢO HẠCH GIỚI TỬ TỲ KHEO, TỲ KHEO NI, THỨC XOA
I) GIÁO SỬ
 1. Tên của Thái tử Tất-đạt-đa có ý nghĩa gì?
Đáp án: Nhất thiết nghĩa thành tựu, có nghĩa là thành tựu tất cả mọi sở nguyện.2. Đọc bài kệ tóm lượt năm thời thuyết giáo của đức Phật?
Đáp án:
Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt                  A-hàm thập nhị Phương Đẳng bát
Nhị thập nhị niên Bát-nhã đàm                     Pháp Hoa, Niết-bàn cộng bát niên.
(Trước nói Hoa Nghiêm hai mốt ngày          A-hàm mười hai, Phương Đẳng tám
Hai mươi hai năm nói Bát-nhã                     Pháp Hoa, Niết-bàn cộng tám năm).

3. Lời dạy sau cùng của đức Phật trong Kinh Di Giáo là gì?
Đáp án: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi! Hãy lấy pháp của Ta làm đuốc! Hãy theo pháp của Ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác! Hãy tinh tấn lên để giải thoát…

4. Tổ chức Phật giáo hiện nay, sau khi thống nhất 9 tổ chức hệ phái từ năm 1981, lấy danh xưng là gì?
Đáp án: Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

5. Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gì?
Đáp án: Là hoằng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới.

6. Hãy đọc bài kệ duyên khởi chứng ngộ của Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.
Đáp án: Chư pháp tùng duyên sanh, diệc tùng nhân duyên diệt, ngã Phật đại Sa-môn, thường tác như thị thuyết. (Các pháp do nhân duyên sanh, cũng do nhân duyên diệt, Đức Phật của chúng ta, thường dạy nói như vậy).

7. Hãy nêu tên bốn Thánh tích nơi Đức Phật đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập niết-bàn.
Đáp án: Đức Phật đản sanh ở Lâm-tỳ-ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ-đề đạo tràng (Bodhgaya), chuyển pháp luân ở vườn Nai (Lộc uyển, Sarnath) và nhập niết-bàn ở Câu-thi-na (Kusinagar).

8. Hãy nêu tôn hiệu và mỹ hiệu 10 vị đại đệ tử của Phật?
Đáp án: 1) Xá-lợi-phất – Trí tuệ đệ nhất, 2) Mục-kiền-liên – Thần thông đệ nhất, 3) Phú-lâu-na – Thuyết pháp đệ nhất, 4) Tu-bồ-đề – Giải không đệ nhất, 5) Ca-chiên-diên – Luận nghị đệ nhất, 6) Đại Ca-diếp – Đầu đà đệ nhất, 7) A-na-luật – Thiên nhãn đệ nhất, 8) Ưu-ba-ly – Trì giới đệ nhất, 9) A-nan-đa – Đa văn đệ nhất, 10) La-hầu-la – Mật hạnh đệ nhất.

9. Đức Phật chế giới khi nào?
Đáp án: Năm thứ 13 sau khi Đức Phật thành đạo.

10. Đại hội Kết tập kinh điển lần thứ nhất diễn ra lúc nào, ở đâu, ai chủ trì?
Đáp án: Khoảng 3 tháng sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, tại thành Vương-xá (Rajagaha), nước Ma-kiệt-đà (Magadha), Trưởng lão Ma-ha Ca-diếp chủ trì.

11. Đại hội Kết tập kinh điển lần thứ hai diễn ra lúc nào, ở đâu, ai chủ trì?
Đáp án: Khoảng 120 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, tại thành Tỳ-xá-ly (Vesali); Trưởng lão Ly-bà-đa và Tát-bà-ca-ma cùng 6 vị nữa đồng chủ trì.

12. Đại hội Kết tập kinh điển lần thứ ba diễn ra lúc nào, ở đâu, ai chủ trì?
Đáp án: Khoảng 236 năm sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, tại thành Hoa Thị (Pãtaliputra), Trưởng lão Mục-kiền-liên Tử Đế-tu (Moggaliputta Tissa) chủ trì.

13. Đại hội Kết tập kinh điển lần thứ tư diễn ra lúc nào, ở đâu, ai chủ trì?
Đáp án: Khoảng 400 năm sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, tại thành Ca-thấp-di-la (Kasmira) nước Quý Sương (Kusan), Trưởng lão Thế Hữu (Vasumitra) chủ trì.

14. Theo “Lĩnh Nam chích quái”, Phật tử đầu tiên của Việt Nam là ai, vị này thọ pháp với ai?
Đáp án: Chử Đồng Tử, thọ pháp với tổ Phật Quang.

15. Phật giáo Ấn Độ truyền trực tiếp qua nước ta bằng đường nào? Vì sao?
Đáp án: Đường thủy, các nhà sư Ấn Độ đi theo những thuyền buôn người Ấn vào Việt Nam.

16. Thiền sư nào là thầy của vua Lý Công Uẩn?
Đáp án: Thiền sư Vạn Hạnh.

17. Hãy kể tên 3 vị tổ Trúc Lâm?
Đáp án: Sơ tổ Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa và tam tổ Huyền Quang.

18. Ai là người xiển dương thiền phái Trúc lâm đương thời?
Đáp án: Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ.

19. Hãy đọc bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh trước khi Ngài viên tịch?  
Đáp án: Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, vạn mộc xuân vinh thu hựu khô, nhậm vận thịnh suy vô bố úy, thịnh suy như lộ thảo đầu phô. (Thân như bóng chớp chiều tà, cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời, sá chi suy thịnh việc đời, thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành).

20. Chùa Diên Hựu (Một Cột) được xây dựng vào năm nào, ai là người ra lệnh xây dựng?
Đáp án: Năm 1049, vua Lý Thái Tông.

21. Hãy đọc bài thơ “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác?
Đáp án: Xuân khứ bách hoa lạc, xuân đáo bách hoa khai, sự trục nhãn tiền quá, lão tùng đầu thượng lai, mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai. (Xuân đi trăm hoa rụng, xuân đến trăm hoa cười, trước mắt việc đi mãi, trên đầu già đến rồi, đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai.)

22. Hãy cho biết tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm đời Trần là gì?
Đáp án: Tư tưởng chính là Hòa quang đồng trần.

23. Hãy cho biết năm sinh và năm viên tịch của thiền sư Thanh Kế – Huệ Đăng?
Đáp án: 1873 – 1953.

24. Hãy kể tên những ngôi chùa mà thiền sư Thanh Kế – Huệ Đăng đã khai sơn và trùng tu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đáp án: Tổ đình Thiên Thai, Chùa Thiên Bửu Tháp, Chùa Long Hòa, Chùa Phước Linh.

25. Xã hội Ấn Độ thời đức Phật được chia làm mấy giai cấp? Hãy kể tên các giai cấp đó?
Đáp án: 4 giai cấp, gồm: Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Vệ-xá (Phệ-xá) và Thủ-đà-la.

II) KINH
 1. Tại sao phải tụng kinh?
Đáp án: Tụng kinh để thấu hiểu nghĩa lý của Phật dạy (minh Phật chi lý). Từ đó, ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày nhằm giúp tịnh hoá thân tâm, ngăn ngừa tội lỗi, gieo trồng các hạt giống từ bi, trí tuệ.2. Tứ sanh (Bốn loài) gồm những gì?
Đáp án: Noãn sanh (loài sanh bằng trứng), thai sanh (loài sanh bằng bào thai), thấp sanh (loài sanh từ nơi ẩm thấp) và hoá sanh (loài sanh ra từ sự biến hoá).

3. Hãy giải thích “Ngũ thể đầu địa lễ”.
Đáp án: “Ngũ thể đầu địa lễ” là lễ bái bằng cách năm vóc gieo sát đất. Khi lạy, năm phần gồm đầu, hai tay và hai gối sát tận đất để thể hiện sự cung kính đối với Tam bảo.

4. Năng lễ, sở lễ là gì?
Đáp án: Năng lễ là người lễ bái; sở lễ là đối tượng được lễ bái.

5. Tổng trì là gì? Có mấy loại?
Đáp án: Tổng trì được dịch nghĩa Đà-la-ni (dharani), có nghĩa là nắm giữ, duy trì và ngăn ngừa. Có 4 loại: Pháp tổng trì, nghĩa tổng trì, chú tổng trì và nhẫn tổng trì.

6. Theo bài mở đầu của thần chú Lăng Nghiêm, làm thế nào để báo ân đức của chư Phật?
Đáp án: Đem thâm tâm phụng sự khắp các cõi nước. (Tương thử thâm tâm phụng trần sát, thị tắc danh vi báo Phật ân).

7. Trong Bát-nhã Tâm Kinh, Bồ-tát Quán Tự Tại làm gì để vượt qua mọi khổ ách?
Đáp án: Bồ-tát Quán Tự Tại thực hành trí tuệ ba-la-mật một cách thâm sâu nên thấy rõ năm uẩn đều không có thực thể cố định.

8. Theo Bát-nhã Tâm Kinh, làm sao để vượt qua mọi khổ nạn?
Đáp án: Quán thực tướng các pháp đều là không

9. Theo bài sám Quy Mạng, vì sao chúng ta trầm luân trong sanh tử?
Đáp án: Bởi vì chúng ta quên mất bản tánh Chơn như, (Đệ tử chúng đẳng, tự vi chơn tánh, uổng nhập mê lưu).

10. “Hòa-nam thánh chúng” có nghĩa gì?
Đáp án: Hòa-nam có nghĩa là cung kính, lễ bái; Thánh chúng là các vị Phật, Bồ-tát, La-hán. Như vậy, “Hòa nam thánh chúng” có nghĩa là: Con xin cúi đầu đảnh lễ các bậc Thánh.

11. Tam đồ là gì? Hãy kể ra?
Đáp án: Tam đồ là ba đường khổ, gồm: Hỏa đồ (địa ngục), đao đồ (ngạ quỷ), huyết đồ (súc sanh).

12. Vì sao cõi nước của đức Phật A-di-đà được gọi là Cực Lạc?
Đáp án: Vì cõi nước đó không có các loại khổ đau, chỉ toàn hưởng thọ an vui.

13. Theo kinh A-di-đà, tên đức Phật A-di-đà có nghĩa gì? Hãy giải thích.
Đáp án: Tên đức Phật có nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang. Vô lượng thọ nghĩa là thọ mạng của đức Phật A-di-đà lâu dài đến vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp. Vô lượng quang nghĩa là ánh sáng từ thân của đức Phật A-di-đà chiếu khắp mười phương cõi nước, không bị chướng ngại.

14. Đức Phật A-di-đà thành Phật đến nay được bao nhiêu kiếp?
Đáp án: Đức Phật A-di-đà thành Phật đến nay đã được mười kiếp.

15. Theo kinh A-di-đà, điều kiện nào để được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc?
Đáp án: Phải hội đủ 2 điều kiện: 1. phải gieo trồng đầy đủ cội gốc thiện căn, phước đức và nhân duyên; 2. phải niệm Phật đến nhất tâm bất loạn.

16. Chúng sanh khi sanh về cõi nước Cực Lạc sẽ được quả vị gì?
Đáp án: Chúng sanh khi sanh về cõi nước Cực Lạc đều chứng A-bệ-bạt trí (bất thối chuyển) và phần đông trong số đó đều chứng đến quả vị Nhứt sanh bổ xứ (nghĩa là trong một đời nữa sẽ thành Phật).

17. Mở đầu kinh Di Giáo, Đức Phật dạy chúng Tỳ-kheo nên làm gì sau khi Ngài diệt độ?
Đáp án: Đức Phật dạy các Tỳ-kheo phải tôn trọng, trân kính Ba-la-đề-mộc-xoa (Biệt giải thoát).

18. Theo kinh Di Giáo, vì sao giới được gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa?
Đáp án: Vì giới thì chánh thuận với căn bản của sự giải thoát nên được mệnh danh là Ba-la-đề-mộc-xoa.

19. Kinh Di Giáo so sánh việc chế ngự năm thứ giác quan với hình ảnh gì?
Đáp án: Kinh Di Giáo so sánh việc chế ngự năm thứ giác quan như kẻ chăn trâu cầm gậy mà coi giữ, không cho (con trâu) phóng túng, phạm vào lúa mạ của người.

20. Kinh Di Giáo dạy vị Tỳ-kheo thọ dụng đồ ăn, thức uống phải như thế nào?
Đáp án: Kinh Di Giáo dạy Tỳ-kheo hãy coi việc thọ dụng đồ ăn, thức uống như uống thuốc, ngon không ham, dỡ không bỏ, vừa đủ duy trì cơ thể cho khỏi đói khát.

21. Theo kinh Di Giáo, ít ham muốn được lợi ích gì?
Đáp án: Theo kinh Di Giáo, ít ham muốn thì lòng bình thản, không lo sợ, gặp cảnh ngộ nào cũng thấy thừa thãi, không bao giờ có cảm giác thiếu thốn. Có ít ham muốn là có Niết-bàn.

22. Theo kinh Di Giáo, chế ngự tâm được lợi ích gì?
Đáp án: Theo kinh Di Giáo, chế ngự tâm lại một chỗ thì không việc gì không thành tựu (Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện).

23. Theo kinh Di Giáo, trí tuệ chân thật được so sánh với những hình ảnh gì?
Đáp án: Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền chắc nhất vượt biển sinh lão bịnh tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là búa sắc chặt cây phiền não.

24. Theo kinh Thập Thiện, vì sao sắc thân các vị Bồ-tát được thắng diệu, trang nghiêm?
Đáp án: Vì nhờ tu tập phước đức, thiện nghiệp.

25. Mười nghiệp ác là gì?
Đáp án: 1. sát sanh, 2. trộm cắp, 3. tà dâm, 4. nói dối, 5. hai lưỡi, 6. nói thêu dệt, 7. nói ác độc, 8. tham dục, 9. sân hận, 10. si mê.

III) LUẬT

1. Hãy đọc kệ Hạ đơn (xuống đơn).
Đáp án: Tùng triêu dần đán trực chí mộ, nhất thiết chúng sanh tự hồi hộ, nhược ư túc hạ tán kỳ hình, nguyện nhữ tức thời sanh tịnh độ. (Từ sớm giờ dần thẳng đến tối, tất cả chúng sanh tự giữ mình, nếu bị tan thân dưới chân này, nguyện ngươi tức thời sanh tịnh độ). Án, dật đế luật ni tá ha.2. Khi ra khỏi nhà, đọc bài kệ gì?
Đáp án: Xuất đường (Ra khỏi nhà)
Tùng xá xuất thời, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Phật trí, vĩnh xuất tam giới.
(Lúc ra khỏi nhà (chùa), nguyện cho chúng sanh, thâm nhập trí Phật, ra khỏi ba cõi).

3. Hãy đọc bài kệ Tẩy thủ (rửa tay)?
Đáp án: Dĩ thủy quán chưởng, đương nguyện chúng sanh, đắc thanh tịnh thủ, thọ trì Phật pháp. (Lấy nước rửa tay, nguyện cho chúng sanh, được tay thanh tịnh, giữ gìn pháp Phật). Án, chủ ca ra da tá ha.

4. Khi súc miệng, đọc bài kệ nào?
Đáp án: Thấu (sấu) khẩu.
Thấu khẩu liên tâm tịnh, vẫn thủy bá hoa hương, tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương. (Súc miệng tâm sen sạch, nước miệng thơm trăm hoa, ba nghiệp thường thanh tịnh, cùng Phật về phương Tây.) Án, hám. Án, hãm tá ha.

5. Khi chăm sóc bệnh nhân, đọc bài kệ gì?
Đáp án: Khán bệnh (Thăm bệnh)
Kiến tật bệnh nhân, đương nguyện chúng sanh, tri thân không tịch, ly quai tránh pháp. (Thấy người tật bệnh, nguyện cho chúng sanh, biết thân rỗng lặng, lìa xa đấu tranh.) Án, thất rị đa, thất rị đa, quân tra lợi ta phạ ha.

6. Hãy đọc bài kệ Đăng xí (Vào nhà xí).
Đáp án: Đại tiểu tiện thời, đương nguyện chúng sanh, khí tham, sân, si, quyên trừ tội pháp. (Khi đại tiểu tiện, nguyện cho chúng sanh, bỏ tham sân si, dứt trừ các tội.) Án, ngận lỗ đà da tá ha.

7. Khi múc nước (ở sông hoặc giếng), đọc bài kệ gì?
Đáp án: Thủ thủy (Lấy nước)
Nhược kiến lưu thủy, đương nguyện chúng sanh, đắc thiện ý dục, tẩy trừ hoặc cấu. (Nếu thấy nước chảy (dòng nước), nguyện cho chúng sanh, được muốn ý thiện, tẩy sạch mê nhiễm.) Nam-mô Hoan Hỷ Trang Nghiêm Vương Phật, Nam-mô Bảo Kế Như Lai, Nam-mô Vô Lượng Thắng Vương Phật. Án, phạ tất ba ra ma ni tá ha.

8. Trong giới “Không sát sanh của Sa-di”, không sát sanh nghĩa là gì?
Đáp án: Không sát sanh là trên từ Đức Phật, thánh nhơn, sư tăng phụ mẫu; dưới cho đến loài bò bay cựa động, vi tế côn trùng đều không được giết.

9. Bản chất của giới luật có mấy phần, giải thích?
Đáp án: Có 2 phần, gồm: Chỉ trì và Tác trì.
– Chỉ trì: là những điều cấm giới không được phạm,
– Tác trì: là làm các thiện pháp, giám sát và hộ trì cho tịnh giới.

10. Vì sao Đức Phật dạy người xuất gia phải đoạn hẳn dâm dục?
Đáp án: Vì dâm dục là nguyên nhân sanh tử luân hồi.

11. Đọc 4 câu cuối của bài Minh trong Qui Sơn Cảnh Sách?
Đáp án: Lục căn di nhiên, hành trụ tịch mặc, nhất tâm bất sanh, vạn pháp câu tức.
(Sáu căn an nhiên, đi đứng vắng lặng, một tâm không sanh, vạn pháp đều dứt.)

12. Vì sao Đức Phật cấm uống rượu?
Đáp án: Vì rượu là nguyên nhân sanh ra các tội lỗi và làm mất giống trí huệ.

13. Trường hợp nào khi thấy bậc đại Sa-môn đi ngang qua mà chúng ta không cần phải đứng dậy xá chào?
Đáp án: Khi đọc kinh, khi bệnh, khi cạo tóc, khi ăn cơm, khi làm việc chúng.

14. Theo Sa-di luật giải, giới thứ 6 của Sa-di dạy ta những điều gì?
Đáp án: Giới thứ sáu dạy người xuất gia xa lìa hai món hương và xúc. Nghĩa là bổn phận người xuất gia học đạo không đắm tham đồ hoa mỹ của thế gian như nhung lụa, trang sức, vui ngũ dục làm trở ngại con đường tìm đến giải thoát.

15. Tam tạng kinh điển là gì? Giới và Luật khác nhau như thế nào?
Đáp án: Tạm tạng kinh điển gồm: kinh, luật, luận. Giới và luật khác nhau: Giới là những giới điều dành cho thất chúng, chỉ là một phần trong Luật tạng; Luật bao gồm tất cả những quy định, điều luật cách thức sinh hoạt v.v. trong nhà Phật.

16. Oai nghi thiên thứ 11 dạy chúng ta điều gì?
Đáp án: Oai nghi thiên thứ 11 là Chấp tác, dạy chúng ta khi làm việc trong đại chúng phải biết vâng lời Tri sự, và tùy thuận với đại chúng, tận tâm với công việc.

17. Khi có người hỏi tên của Thầy tổ mình hay một vị tôn túc lớn, chúng ta phải trả lời như thế nào?
Đáp án: Sự cung kính đối với  bậc tôn túc thì chúng ta phải trả lời trên là chữ gì, dưới là chữ gì (thượng…, hạ…).

18. “Theo thầy ra đi” thuộc oai nghi thứ mấy trong 24 thiên oai nghi? Hãy đọc 1 đoạn.
Đáp án: Thiên oai nghi thứ 3 (Tùy sư xuất hành đệ tam).
“Bất đắc quá lịch nhân gia, bất đắc chỉ trụ đạo biên cộng nhân ngữ, bất đắc tả hữu cố thị, đương đê thủ bình mục tùy sư hậu. Đáo đàn việt gia, đương trụ nhất diện, sư giáo tọa nãi tọa…”

19. “Phàm mỗi khi cất bước chân lên chánh điện phải buộc ống quần, không được phóng ý tự tiện, không được dùng lời nói thô ác mà đùa giỡn chọc nhau.” Câu này thuộc oai nghi thứ mấy trong 24 thiên Oai nghi?
Đáp án: Thiên oai nghi thứ 4 (Nhập chúng đệ tứ).

20. Thiên Oai nghi thứ 6 dạy Sa-di chắp tay như thế nào?
Đáp án: Phàm khi chắp tay 10 ngón không được so le, không được để trống chính giữa, không được nhét ngón tay vào lỗ mũi, mà phải để ngang ngực, cao thấp vừa chừng.

21. Thiên Oai nghi thứ 9 dạy Sa-di vào cửa chùa đi như thế nào?
Đáp án: Phàm khi bước chân vào cửa chùa không được đi chính giữa, phải men theo hai bên trái phải mà đi; theo bên trái chân trái bước trước, theo bên phải chân phải bước trước.

22. Trước khi vào nhà xí ta phải như thế nào?
Đáp án: Phải đờn chỉ 3 tiếng cho người trong biết, chớ nên hối thúc người ở trong mau ra.

23. Năm pháp quán tưởng trước khi ăn thuộc thiên Oai nghi thứ mấy?
Đáp án: Thiên Oai nghi thứ 5 (Tùy chúng thực đệ ngũ).

24. “Vô thường lão bệnh, bất dữ nhân kỳ, triêu tồn tịch vong, sát-na dị thế” có nghĩa gì?
Đáp án: Vô thường già bệnh, không hẹn cùng người, sớm còn tối mất, trong một khoảnh khắc sanh qua đời khác.

25. Theo Quy Sơn Cảnh Sách, người xuất gia phải mang hoài bảo như thế nào cho đúng?
Đáp án: Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. (Phàm là người xuất gia thì phải cất bước vượt tới chỗ cao siêu, tâm và hình khác với thế tục, kế thừa và làm hưng thịnh dòng Thánh, nhiếp phục ma quân, nhằm báo đáp án bốn ân và cứu giúp ba cõi.)

IV) LUẬN

1. Tỳ-kheo có mấy nghĩa, kể tên?
Đáp án: Có 3 nghĩa: Khất sĩ, phá ác, bố ma.2. Khất sĩ có nghĩa là gì?
Đáp án: Trên cầu giáo pháp của đức Phật để nuôi dưỡng pháp thân, dưới xin thức ăn của thí chủ để nuôi dưỡng huệ mạng.

3. Sa-môn và Sa-di giống hay khác nhau? Vì sao?
Đáp án: Khác nhau. Sa-môn là danh từ chỉ chung cho người xuất gia, còn Sa-di chỉ cho người xuất gia giữ 10 giới.

4. Trung Hoa dịch từ “Yết-ma” là gì?
Đáp án: Tác pháp biện sự.

5. Đàn việt có nghĩa gì?
Đáp án: Là người bố thí để cầu vượt qua được ba cõi.

6. Hãy kể tên 3 y của Tỳ-kheo?
Đáp án: 1. An-đà-hội (5 điều), 2. Uất-đa-la-tăng (7 điều), 3. Tăng-già-lê (9 điều).

7. Trung Hoa dịch từ “Bát-đa-la” là gì?
Đáp án: Ứng khí hay Ứng lượng khí. Là cái bát dùng để nhận thức ăn của người cúng dường.

8. Hòa-thượng là gì?
Đáp án: Hòa-thượng là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Lực sanh, là vị thầy có năng lực làm cho đệ tử phát sanh trí huệ.

9. Nam-mô có nghĩa là gì?
Đáp án: Nam-mô có nghĩa là quy mạng hay kính lễ, chỉ sự cung kính thành tâm hướng về Đức Phật.

10. Bốn châu thiên hạ gồm những châu nào?
Đáp án: Đông thắng thần châu, Nam thiệm bộ châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu lô châu.

11. Tam tư lương của pháp môn Tịnh độ là gì?
Đáp án: Tín, nguyện, hạnh.

12. Sám hối nghĩa là gì?
Đáp án: Tiếng Phạn là Sám-ma, Trung Hoa dịch là hối quá, nghĩa là ăn năn hối cải lỗi trước và phát nguyện chừa bỏ lỗi sau.

13. Lục đạo là gì? Hãy kể ra.
Đáp án: 6 đường, gồm: Trời, người, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

14. Tăng là gì?
Đáp án: Tăng tiếng là gọi tắt của chữ Tăng-già, là đoàn thể hòa hợp từ 4 vị Tỳ-kheo trở lên.

15. “Thích-ca Mâu-ni” có nghĩa là gì?
Đáp án: Trung Hoa dịch là năng nhân, tịch mặc. “Năng” là năng lực, “nhân” là từ bi; “tịch” là không bị khổ vui làm dao động, “mặc” là không bị phiền não làm rối loạn.

16. La-hán có mấy nghĩa, kể tên?
Đáp án: Có 3 nghĩa, gồm: Ứng cúng, phá ác, vô sanh.

17. Bồ-tát được dịch là gì? Giải thích ý nghĩa?
Đáp án: Giác hữu tình. Giác là giác ngộ, hữu tình tức là chúng sanh. Là bậc dùng Phật pháp để giúp chúng sanh tỏ ngộ, xa lìa biển khổ.

18. Hãy kể tên 5 vị đệ tử đầu tiên của đức Phật?
Đáp án: Kiều-trần-như, Ác-bệ, Thập Lực Ca-diếp, Ma-ha-nam, Bạc-đề.

19. Tứ quả Thanh văn là gì? Gồm những quả vị nào?
Đáp án: Bốn cấp độ đạo quả tu chứng của Thanh văn, gồm: Tu-đà-hoàn (Dự lưu, nhập lưu, thất lai), Tư-đà-hàm (Nhất lai), A-na-hàm (Bất lai), A-la-hán (Vô sanh).

20. Hãy kể tên 6 cõi trời của Dục giới?
Đáp án: Tứ Thiên Vương, Đao-lợi, Dạ-ma, Đâu-suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại.

21. Ta-bà có nghĩa gì?
Đáp án: Kham nhẫn.

22. Bát Chánh đạo là gì, Hãy kể ra.
Đáp án: Con đường chơn chánh có 8 nhánh, gồm: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

23. Tứ Niệm xứ gồm những gì?
Đáp án: Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

24. Có mấy loại bố thí, kể tên?
Đáp án: Bố thí có 3 loại, gồm: Tài thí, pháp thí, vô úy thí.

25. Lục hòa là gì? Hãy kể ra.
Đáp án: Lục hòa là 6 pháp hòa kính của các tỳ-kheo (người xuất gia), gồm:

  1. Thân hòa đồng trụ.
  2. Khẩu hòa vô tranh.
  3. Ý hòa đồng duyệt.
  4. Giới hòa đồng tu.
  5. Kiến hòa đồng giải.
  6. Lợi hòa đồng quân.
CÂU HỎI
VỀ GIỚI LUẬT ĐẶC THÙ
CHO GIỚI TỬ TỲ KHEO NI VÀ THỨC XOA MA NA

1. Vị Tôn giả nào đã thỉnh cầu Đức Phật cho nữ giới được xuất gia?
Đáp án: Tôn giả A-nan-da.

2. Vị Trưởng lão Ni nào được đức Thế Tôn giao trọng trách lãnh đạo Ni đoàn?
Đáp án: Tôn giả Ma-ha Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di (Maha Pajapati Gotami).

3. Hãy nêu Bát kỉnh pháp?
Đáp án:

  1. Tỳ-kheo-ni dầu một trăm tuổi hạ khi thấy vị Tỳ-kheo mới thọ cụ túc giới cũng phải đứng dậy tiếp đón, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ-kheo;
  2. Tỳkheoni không được chê baimắng nhiếc Tỳ-kheo;
  3. Tỳkheoni không được cử tội, nói lỗi của Tỳ-kheo, ngược lại Tỳ-kheo được quyền nói lỗi của Tỳ-kheo-ni;
  4. Thức-xoa-ma-na muốn thọ cụ túc phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ-kheo-ni và Tỳkheo;
  5. Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng tàn thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Manađỏa trong thời gian nửa tháng;
  6. Tỳ-kheo-ni mỗi nửa tháng phải đến Tỳ-kheo cầu thọ học;
  7. Tỳ-kheo-ni không được an cư kiết hạ nơi không có Tỳ-kheo;
  8. Tỳ-kheo-ni khi an cư kiết hạ xong, phải đến Tỳ-kheo cầu ba sự Tự tứ: thấy, nghe và nghi.

4. Thức-xoa-ma-na nghĩa là gì? 
Đáp án: Thức-xoa-ma-na là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Học Pháp nữ”, “Chánh học nữ”Nghĩa là vị ấy trong hai năm phải học đủ ba pháp: (1) Học 4 giới căn bản; (2) Học 6 pháp; (3) Học pháp hành, nghĩa là tập học tất cả giới và oai nghi của Tỳ-kheo-ni.

5. Bốn giới căn bản của Thức-xoa-ma-na là gì?
Đáp án:
1. Không được làm hạnh bất tịnh, làm việc dâm dục;
2. Không được trộm cắp;
3. Không được cố ý đoạn mạng chúng sanh;
4. Không được nói dối, dầu chỉ giỡn chơi.

6. Nếu Thức-xoa-ma-na phạm một trong bốn giới trọng thì như thế nào
Đáp án: Nếu Thức-xoa-ma-na phạm một trong bốn giới trọng liền bị diệt tn, sau không được thọ Tỳ-kheo-ni, cũng không được trở lại làm Thứcxoamana, Sadini hay Ưudi nữaDù có theo Thầy cưỡng thọ cũng không đắc giới, còn mắc tội nặng. Thọ của tín thí phạm tội ăn trộm.

7. Sáu pháp học của Thức-xoa-ma-na là gì?
Đáp án:

  1. Không được cùng với người nam có tâm ô nhiễm xúc chạm thân;
  2. Không được trộm của người năm tiền trở xuống;
  3. Không được cố ý đoạn mạng chúng sinh;
  4. Không được cố ý vọng ngữ;
  5. Không được ăn phi thời;
  6. Không được uống rượu.

8. Nếu Thức-xoa-ma-na phạm một trong sáu pháp học thì như thế nào?
Đáp án: Nếu Thức-xoa-ma-na phạm một pháp nào trong sáu pháp học thì gọi là khuyết giới, phải yết-ma cho học lại như ban sơ, học đủ hai năm mới được phép thọ cụ túc giới.

9. Hành pháp của Thức-xoa-ma-na là gì? Thức-xoa-ma-na có bao nhiêu hành pháp? 
Đáp án: Hành pháp của Thức-xoa-ma-na gồm tất cả các giới và oai nghi của một vị Tỳ-kheoni mà Thức-xoa cần phải tập học. Thức-xoa-ma-na phải tập học tất cả 292 hành pháp.

10. Trong 292 hành pháp của Thức-xoa-ma-na, có bao nhiêu hành pháp thuộc về giới và bao nhiêu hành pháp thuộc về oai nghi?
Đáp án: Trong 292 hành pháp của Thức-xoa-ma-na, có 193 hành pháp thuộc về giới và 99 hành pháp thuộc về oai nghi.

CÂU HỎI KHẢO HẠCH GIỚI TỬ SA DI, SA DI NI

 

I) GIÁO SỬ

 1. Đức Phật có họ tên là gì, Ngài thuộc dòng tộc nào?
Đáp án: Đức Phật có họ là Cồ-đàm (Gotama), tên Tất-đạt-đa (Siddhatha), thuộc dòng tộc Thích-ca (Sakya).

2. Cha và Mẹ của thái tử Tất-đạt-đa là ai?
Đáp án: Cha của thái tử Tất-đạt-đa là vua Tịnh-phạn, Mẹ là hoàng hậu Ma-da.

3. Vua Tịnh Phạn mời ai đến xem tướng cho thái tử?
Đáp án: Nhà tiên tri A-tư-đà.

4. Xã hội Ấn Độ thời đức Phật được chia làm mấy giai cấp? Hãy kể tên các giai cấp đó.
Đáp án: Xã hội Ấn Độ thời đức Phật được chia thành 4 giai cấp gồm: Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Vệ-xá (Phệ-xá) và Thủ-đà-la.

5. Thái tử Tất-đạt-đa đi dạo 4 cửa thành đã thấy những gì?
Đáp án: Người già, người bệnh, người chết và vị Sa-môn.

6. Theo sử liệu của Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền, thái tử Tất-đạt-đa xuất gia năm bao nhiêu tuổi?
Đáp án: Theo Nam truyền, thái tử xuất gia năm 29 tuổi. Theo Bắc truyền, thái tử xuất gia năm 19 tuổi.

7. Hai người thầy đầu tiên của Sa-môn Cồ-đàm là ai?
Đáp án: A-la-lam (Alara Kalama) và Uất-đầu-lam-phất (Uddaka Ramaputta).

8. Trước khi thành đạo, Đức Phật tu khổ hạnh bao nhiêu năm? Tại đâu?
Đáp án: 6 năm, tại Khổ Hạnh Lâm.

9. Ai đã cúng dường bát cháo sữa cho Sa-môn Cồ-đàm trước khi thành đạo?
Đáp án: Tu-xà-đề (Sujata).

10. Đức Phật có bao nhiêu tướng tốt và vẻ đẹp?
Đáp án: 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.

11. Đức Phật ngồi thiền định 49 ngày đêm dưới cội cây gì? Nơi đức Phật thành đạo nay được gọi là gì?
Đáp án: Dưới cây Tất-bát-la, nơi đức Phật thành đạo nay gọi là Bồ-đề đạo tràng.

12. Đức Phật đã thuyết pháp bài kinh đầu tiên tên gì? Cho ai? Ở đâu?
Đáp án: Kinh Chuyển Pháp Luân, cho 5 anh em Kiều-trần-như, tại vườn Nai (Lộc uyển).

13. Hai Phật tử đầu tiên quy y Tam bảo là ai?
Đáp án: Cha mẹ của Da-xá.

14. Vị vua đầu tiên được Đức Phật hoá độ là ai? Ông trị vì vương quốc nào?
Đáp án: Vua Tần-bà-sa-la, trị vì vương quốc Ma-kiệt-đà.

15. Vị đệ tử Sa-di đầu tiên trong Tăng đoàn của Đức Phật là ai?
Đáp án: Tôn giả La-hầu-la (Rahula).

16. Tinh xá đầu tiên được xây dựng cúng dường cho Đức Phật và Tăng đoàn tên gì? Do ai cúng?
Đáp án: Tinh xá Trúc Lâm, do vua Tần-bà-sa-la cúng dường.

17. Ai đã cúng dường tinh xá Kỳ Viên  cho Đức Phật và Tăng đoàn?
Đáp án: Trưởng giả Cấp Cô Độc và thái tử Kỳ-đà.

18. Vị đệ tử nào được Đức Phật tán thán thần thông đệ nhất?
Đáp án: Tôn giả Mục-kiền-liên.

19. Vị đệ tử trí tuệ đệ nhất trong giáo đoàn của Đức Phật là ai?
Đáp án: Tôn giả Xá-lợi-phất.

20. Vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật là ai?
Đáp án: Tôn giả Tu-bạt-đà-la.

21. Vị đệ tử nào được Đức Phật truyền lại y bát?
Đáp án: Tôn giả Ma-ha Ca-diếp.

22. Thí chủ nào cúng dường bữa cơm cuối cùng cho Đức Phật trước khi ngài nhập Niết-bàn?
Đáp án: Cư sĩ Thuần-đà.

23. Đức Phật nhập Niết-bàn năm bao nhiêu tuổi, ở đâu?
Đáp án: 80 tuổi, ở Câu-thi-na (Kushinagar).

24. Phật lịch được tính từ lúc nào? Tính đến năm 2020, Đức Phật đã nhập Niết-bàn được bao nhiêu năm?
Đáp án: Phật lịch được tính sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Đến năm 2020, Đức Phật đã nhập Niết-bàn được 2564 năm.

25. Tỳ-kheo-ni đầu tiên chứng quả A-la-hán là vị nào?
Đáp án: Tôn giả Ma-ha Ba-xà-ba-đề.

II) KINH

 1. Hãy đọc 3 danh hiệu Phật tiếp theo sau danh hiệu “Nam-mô Phổ Tịnh Phật” trong Hồng Danh Bảo Sám.
Đáp án: Nam-mô Ða-ma-la-bạt Chiên Ðàn Hương Phật, Nam-mô Chiên Ðàn Quang Phật, Nam-mô Ma-ni Tràng Phật.

2. Hãy đọc 3 danh hiệu Phật tiếp theo sau danh hiệu “Nam-mô Thiện Du Bộ Phật” trong Hồng Danh Bảo Sám.
Đáp án: Nam-mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Ðức Phật, Nam-mô Bảo Hoa Du Bộ Phật, Nam-mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta-la Thọ Vương Phật.

3. Hãy đọc 3 danh hiệu Phật tiếp theo sau danh hiệu “Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật” trong Hồng Danh Bảo Sám.
Đáp án: Nam-mô Kim Cương Bất Hoại Phật, Nam-mô Bảo Quang Phật, Nam-mô Long Tôn Vương Phật.

4. Hãy nêu các danh hiệu Phật của Hạ phương thế giới trong kinh Phật Thuyết A-di-đà.
Đáp án: Nam-mô Sư Tử Phật, Nam-mô Danh Văn Phật, Nam-mô Danh Quang Phật, Nam-mô Đạt-ma Phật, Nam-mô Pháp Tràng Phật, Nam-mô Trì Pháp Phật.

5. Hãy nêu các danh hiệu Phật của Nam phương thế giới trong kinh Phật Thuyết A-di-đà.
Đáp án: Nam-mô Nhật Nguyệt Đăng Phật, Nam-mô Danh Văn Quang Phật, Nam-mô Đại Diệm Kiên Phật, Nam-mô Tu Di Đăng Phật, Nam-mô Vô Lượng Tinh Tấn Phật.

6. Hãy nêu các danh hiệu Phật của Đông phương thế giới trong kinh Phật Thuyết A-di-đà.
Đáp án: Nam-mô A-súc-bệ Phật, Nam-mô Tu Di Tướng Phật, Nam-mô Đại Tu Di Phật, Nam-mô Tu Di Quang Phật, Nam-mô Diệu Âm Phật.

7. Hãy nêu tên 5 vị A-la-hán đầu tiên trong pháp hội Phật Thuyết Kinh A-di-đà.
Đáp án: Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la.

8. Hãy đọc thần chú “Khai Yết Hầu”.
Đáp án: Án bộ bộ đế rị già rị đa rị đát đa nga đa da.

9. Hãy đọc bài thần chú “Phá Địa Ngục”.
Đáp án: Án già ra đế da ta bà ta.

10. Hãy đọc bài thần chú “Biến Thực”.
Đáp án: Nam-mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng.

11. Hãy đọc bài tựa mở đầu thần chú Lăng Nghiêm.
Đáp án:
Diệu trạm tổng trì bất động tôn,                     Thủ-lăng-nghiêm vương thế hi hữu,
Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng.                    Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp thân,
Nguyện kim đắc quả thành bảo vương,           Hườn độ như thị hằng sa chúng,
Tương thử thâm tâm phụng trần sát,               Thị tắc danh vị báo Phật ân:
Phục thỉnh Thế tôn vị chứng minh,                 Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập,
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật,               Chung bất ư thử thủ nê-hoàn.
Đại hùng đại lực đại từ bi,                              Hi cánh thẩm trừ vi tế hoặc,
Linh ngã tảo đăng vô thượng giác,                  Ư thập phương giới tọa đạo tràng;
Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong,                  Thước-ca-ra tâm vô động chuyển.

Nam-mô thường trụ thập phương Phật.
Nam-mô thường trụ thập phương Pháp.
Nam-mô thường trụ thập phương Tăng.
Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật.
Nam-mô Phật Đảnh Thủ-lăng-nghiêm.
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát.
Nam-mô Kim Cang Tạng Bồ-tát.
Nhĩ thời Thế Tôn,                      Tùng nhục kế trung,
Dõng bá bảo quang,                   Quang trung dõng xuất,
Thiên diệp bảo liên,                    Hữu hóa Như Lai,
Tọa bảo hoa trung,                     Đảnh phóng thập đạo,
Bá bảo quang minh,                   Nhứt nhứt quang minh,
Giai biến thị hiện,                       Thập hằng hà sa,
Kim Cang mật tích,                    Kình sơn trì sử,
Biến hư không giới,                    Đại chúng ngưỡng quan,
Úy ái kiêm bảo,                          Cầu Phật ai hựu,
Nhứt tâm thính Phật,                  Vô kiến đảnh tướng,
Phóng quang như Lai,                 Tuyên thuyết thần chú:12. Hãy đọc bài kệ “Hoàng hôn vô thường”.
Đáp án: Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc?  Đại chúng! Đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên, đản niệm vô thường, thận vật phóng dật.

13. Đọc bài thần chú “Như ý Bảo Luân Vương Đà Ra Ni”.
Đáp án: Nam-mô Phật-đà-da, Nam-mô Đạt-ma-da, Nam-mô Tăng-dà-da, Nam-mô Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha, Án chước yết ra phạt để, chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra, thước ra a yết rị, sa dạ hồng phấn ta ha. Án, bát đạt ma chấn đa mạc ni, thước ra hồng. Án, bát lặc đà bát nẳng mế hồng.

14. Hãy kể tên 12 danh hiệu của Đức Phật A-di-đà.
Đáp án: Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Đối Quang, Diệm Vương Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Trí Huệ Quang, Nan Tư Quang, Bất Đoạn Quang, Vô Xưng Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang.

15. 89 vị Phật trong “Hồng Danh Bảo Sám” có nguồn gốc từ đâu?
Đáp án: 53 vị Phật đầu được trích trong kinh Ngũ Thập Tam Phật, 35 danh hiệu Phật sau được rút từ kinh Quán Dược Vương Dược Thượng, sau cùng là pháp thân của Phật A-di-đà.

16. Nghi thức “Mông Sơn Thí Thực” do ai soạn, thời nào?
Đáp án: Ngài Bất Động pháp sư, đời Tống.

17. Đọc bài thần chú “Quan Âm Linh Cảm“.
Đáp án: Án, ma ni bác di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra da, tá ha.

18. Hãy đọc tiếp theo đoạn  thần chú sau: “Đột sắc tra chất đa, A mạt đát rị chất đa…”.
Đáp án: Ô xà ha ra, già bà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, bà ta ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thi tỳ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra, bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao đà ra chất đa, dược xoa yết ra ha, ra sắt ta yết ra ha, bế lệ đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tát ma ra yết ra ha, trạch kê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phât đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, mộ đà ra nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ma ni yết ra ha, thập phạt ra yên ca hê ca…

19. Hãy đọc tiếp theo đoạn  thần chú sau: “Ma ha bát ra chiến trì, ma ha điệp đa…”.
Đáp án: Ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạt xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng dõng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạc xà ra thiện trì, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, tô ma lô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra a bát ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạt xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá, tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đá na, bệ lô giá na cu rị da, dạ ra thố sắc ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thuế đa giá ca ma ra, sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế mẫu đà ra yết noa. Ta bệ ra sám, quật phạm đô. Ấn thố na mạ mạ tỏa.

20. Hãy đọc tiếp theo đoạn  thần chú sau: “Tỳ-đà-dạ-xà Sân-đà-dạ-di Kê-ra-dạ-di, Trà-diễn-ni Hất-rị-đởm…”.
Đáp án: Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dị di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma đột yết ra, tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, giả đốt ra bà kỳ nễ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra đà noa bác đế, sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di…

21. “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không” trong Bát-nhã Tâm Kinh có nghĩa là gì?
Đáp án: Thân tâm là vô thường, giả tạm, không thật có.

22. Hãy đọc tiếp theo đoạn  thần chú sau: “Bà già phạm, tát đát đa tát đát ra. Nam mô tý đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bác đế rị…”
Đáp án: Thập phật ra thập phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng, hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra ba ra đà phấn, a tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà kiền thát bà tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kệ tệ phấn…

23. Ngũ uẩn là gì? Hãy kể ra.
Đáp án: Ngũ uẩn là 5 nhóm (5 yếu tố) kết hợp lại tạo thành con người. Ngũ uẩn gồm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

24. Tâm Kinh có câu “Độ nhất thiết khổ ách” muốn nói lên điều gì?
Đáp án: Không còn chấp ngã, chấp pháp.

25. Bài kệ “Nhược nhơn dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo” có nghĩa gì?
Đáp án: Nếu có người nào muốn biết hết thảy Phật ba đời, hãy nhìn sâu vào tính thể của vũ trụ, tất cả đều do tâm tác động tạo thành.

III) LUẬT

1. Tỳ-ni (Vinaya) được dịch nghĩa là gì?
Đáp án: Tỳ-ni được dịch là Luật hay Luật nghi, còn dịch là Thiện trị hay Điều phục.

2. Sa-di có mấy bậc? Hãy kể tên?
Đáp án: Có 3 bậc: Khu ô Sa-di, Ứng pháp Sa-di và Danh tự Sa-di.

3. Giới là gì?
Đáp án: Giới là những điều răn cấm, không nên phạm.

4. Luật là gì?
Đáp án: Luật là quy tắc, phương thức qui định cho đời sống, sinh hoạt Tăng đoàn.

5. Hãy đọc 10 giới của Sa-di?
Đáp án: 1. Không sát sanh; 2. Không trộm cướp; 3. Không dâm dục; 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu; 6. Không đeo vòng hoa hương phấn sáp vào mình; 7. Không được ca, múa, hát, xướng và cố đi xem nghe; 8. Không được nằm gường cao tốt rộng lớn; 9. Không được ăn phi thời; 10. Không được nắm giữ vàng bạc, châu báu.

6. Hãy đọc bài kệ “Thùy miên” (Ngủ nghỉ).
Đáp án: “Dĩ thời tẩm tức, đương nguyện chúng sanh, thân đắc an ẩn, tâm vô loạn động (Ngủ nghỉ theo giờ, nên nguyện chúng sanh, thân được yên ổn, tâm không loạn động). A

7. Sa-di có mấy nghĩa? Hãy kể tên.
Đáp án: Sa-di có 3 nghĩa, gồm: Tức từ, Cần sách và Cầu tịch.

8. Vì sao đức Phật chế giới cấm sát sanh?
Đáp án: Vì tôn trọng công bằng sự sống, thể hiện lòng từ bi và tránh quả báo oán thù.

9. Hãy kể Tam tụ tịnh giới.
Đáp án: Nhiếp Luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới (nhiếp chúng sanh giới).

10. Tam sư là gì? Gồm những ai?
Đáp án: Tam sư là 3 vị thầy truyền giới gồm: Hòa thượng, Yết-ma (kiết-ma) và Giáo thọ.

11. Trong giới thứ hai của Sa-di, những vật gì không được lấy?
Đáp án: Vật của thường trụ, vật của tín thí, vật của tăng chúng, vật của quan, vật của dân, tất cả vật.

12. Hãy đọc bài kệ đắp Man  y (Mạn y).
Đáp án: Đại tai giải thoát phục, vô tướng phước điền y, phi phụng trì giới hạnh, quảng độ chư chúng sanh.

13. Trong 10 giới Sa-di, những giới nào thuộc về tánh giới?
Đáp án: 4 giới đầu, gồm: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ.

14. Sa-di khi xuất gia vào chùa, học Kinh trước hay học Luật trước?
Đáp án: Trước học Luật sau mới học Kinh.

15. Hãy đọc bài kệ “Đăng xí” (Vào nhà xí).
Đáp án: “Đại tiểu tiện thời, đương nguyện chúng sanh, khí tham sân si, quyên trừ tội pháp. (Đại tiểu tiện thời, nên nguyện chúng sanh, xả tham sân si, loại trừ tội lỗi.) Án ngận lỗ đà da tá ha.

16. Năm hạ đầu của người xuất gia phải tinh chuyên học gì?
Đáp án: Tinh chuyên học về giới luật.

17. Trong giới thứ 8 của Sa-di, vị tôn giả nào một đời lưng không dính giường, ghế?
Đáp án: Hiếp Tôn giả.

18. Nếu thưa hỏi Phật pháp với Bổn sư, Sa-di phải làm gì?
Đáp án: Nếu thưa hỏi Phật pháp, Sa-di phải sửa y, lễ bái, chắp tay, hồ quỳ. Thầy có dạy thì lắng nghe và suy nghĩ kỹ.

19. Sát sanh có mấy cách? Hãy kể ra?
Đáp án: Sát sanh có 3 cách gồm: tự sát, giáo tha sát và kiến sát tùy hỷ (tự giết, xúi giết, thấy giết vui theo).

20. Hãy đọc bài kệ “Tẩy thủ” (Rửa tay).
Đáp án: “Dĩ thủy quán chưởng, đương nguyện chúng sanh, đắc thanh tịnh thủ, thọ trì Phật pháp (Lấy nước rửa tay, nên nguyện chúng sanh, được tay thanh tịnh, nhận giữ Phật pháp). Án chủ ca ra da tá ha.

21. Sa-di có được đứng giữa điện Phật lễ bái không? Tại sao?
Đáp án: Không, vì đó là vị trí của Trụ trì.

22. Theo Qui Sơn Cảnh Sách, khi đi xa phải như thế nào?
Đáp án: Đi xa phải nương bạn lành, luôn giữ tai mắt cho thanh tịnh. (Viễn hành yếu giả lương bằng, sát sát thanh ư nhĩ mục.)

23. Trong thiên Oai nghi thứ 18, đến nhà tục thăm người thân trước phải làm gì?
Đáp án: Trước phải vào nhà lễ Phật.

24. Hãy đọc bài kệ “Sấu khẩu” (Súc miệng).
Đáp án: Sấu khấu liên tâm tịnh, vẫn thủy bách hoa hương, tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương (Súc miệng lòng sạch luôn, miệng thơm mùi trăm hoa, ba nghiệp thường trong sạch, cùng Phật sinh Tây phương). Án hám án hãn tá ha.

25. Hãy kể 5 đức của Sa-di.
Đáp án: 1. Phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp; 2. Hủy bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y; 3. Cắt ái từ thân, vì không còn thân sơ; 4. Không kể thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp; 5. Chí cầu đại thừa, vì hóa độ mọi người. (Nhất giả phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố; nhị giả huỷ kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố; tam giả cát ái từ thân, vô thích mạc cố; tứ giả hủy khí thân mạng, tôn sùng đạo cố; ngũ giả chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố.)

IV) LUẬN

1. Tam minh gồm những gì?
Đáp án: Thiên nhãn minh, túc mệnh minh, lậu tận minh.

2. Đức Phật có năng lực gì được tôn xưng là Đại hùng, Đại lực?
Đáp án: Thắng được nội ma, ngoại chướng.

3. Năm thời thuyết pháp, Đức Phật nói những kinh gì?
Đáp án: Hoa Nghiêm, A-hàm, Phương Đẳng, Bát-nhã, Pháp Hoa, Niết-bàn.

4. Đức Phật hàng phục một vị Bà-la-môn thờ thần lửa cùng với 500 đệ tử đó là ai?
Đáp án: Tôn giả Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp.

5. Đồng thể Phật bảo là gì?
Đáp án: Tất cả chúng sanh và chư Phật đồng một tánh sáng suốt, đều có Phật tánh.

6. Đồng thể Pháp bảo là gì?
Đáp án: Chư Phật cùng chúng sanh đồng một pháp tánh từ bi, bình đẳng.

7. Đồng thể Tăng bảo là gì?
Đáp án: Chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh thanh tịnh, sự lý hòa hợp.

8. Sau khi thành đạo, đức Phật hóa độ những vị nào đầu tiên?
Đáp án: Nhóm 5 anh em Kiều-trần-như.

9. Tam bảo lần đầu tiên xuất hiện tại địa điểm nào?
Đáp án: Vườn Nai (Lộc Uyển).

10. Nhơn thừa lấy gì làm căn bản?
Đáp án: Hiếu thuận với cha mẹ, quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới.

11. Đức Phật thuyết bài kinh thứ 2 độ 5 anh em Kiều-trần-như tên gì?
Đáp án: Kinh Vô ngã tướng.

12. Sáu trần gồm những gì?
Đáp án: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

13. Tứ vô lượng tâm gồm những gì?
Đáp án: Từ, bi, hỷ, xả.

14. Trong Tứ Diệu đế, chi phần nào là nguyên nhân của khổ?
Đáp án: Tập đế.

15. Thế nào gọi là tà kiến?
Đáp án: Chấp điều không chơn chánh, trái với quy luật nhân quả.

16. Nền tảng giáo lý của đạo Phật là gì?
Đáp án: Nhân quả nghiệp báo.

17. Bát Chánh đạo còn được gọi là con đường gì?
Đáp án: Con đường Trung đạo

18. Pháp Tứ Diệu đế là giáo lý căn bản thuộc về loại giáo nào?
Đáp án: Tiệm giáo.

19. Kinh nào đã viết: “Ba cõi không an ví như nhà lửa”?
Đáp án: Kinh Pháp Hoa (Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa).

20. “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai” được nói ở kinh nào?
Đáp án: Kinh Hoa Nghiêm.

21. Những lời dạy sau cùng của đức Phật được ghi lại trong quyển kinh nào?
Đáp án: Kinh Di Giáo.(theo Bắc truyền)

22. Lục độ được sắp xếp theo thứ tự nào?
Đáp án: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

23. Vô úy thí nghĩa là gì?
Đáp án: Giúp người không sợ sệt.

24. Để đạt được trí tuệ, hành giả cần tu theo phương pháp nào?
Đáp án: Giới, định, huệ.

25. Tam giới là gì? Hãy kể tên.
Đáp án: Tam giới là 3 cõi, gồm: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

Tiểu sử tổ Huệ Đăng (1873- 1953)